Những lưu ý để bạn uống trà đúng cách

Bên trong trà xanh chứa rất nhiều polyphenol, flavonoid, vitamin và khoáng chất có khả năng chống oxy hóa cao, loại trừ các chất độc hại cho cơ thể, giúp giải nhiệt, thanh mát, kháng viêm, chống nhiễm trùng… Việc uống trà không chỉ là thói quen mà còn là cách để chăm sóc cơ thể mỗi ngày. Thế nhưng, không phải bất cứ lúc nào bạn cũng có thể uống trà hoặc ai cũng sử dụng được loại đồ uống này. Cùng chúng tôi tìm hiểu những lưu ý không thể bỏ qua dưới đây nhé!

1/ Không uống trà theo thời gian tùy tiện

Thời gian uống trà cần được cân nhắc để mang lại lợi ích cho sức khỏe, tránh phản tác dụng khi bạn sử dụng trà. Theo đó, bạn nên dùng trà vào buổi sáng sau bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ, không những có tác dụng giúp trí não trở nên tỉnh táo, cung cấp năng lượng cho cơ thể mà còn giúp bạn hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn được tốt hơn. 

Tuyệt đối không uống trà ngay khi vừa ngủ dậy hay khi dạ dày rỗng, chưa ăn sáng bởi các chất có trong trà sẽ khiến dịch vị dạ dày của bạn bị loãng đi, nếu duy trì kiểu uống này lâu ngày rất có khả năng bị viêm loét dạ dày. 

Đối với những tách trà uống trong ngày, bạn cũng nên uống xen kẽ giữa những bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng đồng hồ, không uống ngay trong lúc ăn vì chất tanin trong trà sẽ khiến việc hấp thu chất sắt của cơ thể gặp khó khăn, gây thiếu sắt về lâu dài.

Với những người bị mất ngủ hoặc có tiền sử bệnh, nhạy cảm với caffeine không nên uống trà vào tối muộn. Nếu có sử dụng, cần uống trước khi ngủ từ 2 – 3 tiếng với liều lượng được pha loãng hơn thông thường.

2/ Không uống trà quá đặc

Uống trà quá đặc khiến lượng caffeine trong cơ thể hấp thụ nhiều, dễ gây bồn chồn, mệt tim, say trà. Nên sử dụng với liều lượng hợp lý cùng nước pha.

Bởi trà càng đặc thì lượng caffeine chứa bên trong càng nhiều. Khi sử dụng với liều lượng nhiều sẽ gây cảm giác bồn chồn, tim đập nhanh, không tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, không phải ai cũng có khả năng hấp thụ được caffeine, một số người bị dị ứng có thể bị tình trạng say trà: chóng mặt, nhức đầu, run tay chân… Do vậy, hãy uống trà với liều lượng đúng, pha theo hướng dẫn để có được hương vị nhẹ nhàng, vừa phải. Trà đặc cũng chứa lượng tanin cao, sử dụng lâu dài khiến cơ thể bị thiếu vitamin B.

3/ Không uống trà khi đang sử dụng thuốc

Những người đang uống thuốc nên ngưng uống trà.

Nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào để điều trị bệnh, không nên uống trà trong thời gian này. Bên trong trà chứa các hợp chất có thể tác dụng với các thành phần của thuốc, vô tình làm giảm tác dụng của thuốc đối với cơ thể. Tốt nhất bạn nên dừng hẳn thói quen uống trà nếu đang sử dụng thuốc nhé. Hãy dùng nước lọc để uống thuốc.

4/ Không uống trà quá nóng

Trà quá nóng có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Khi tiết trời chuyển lạnh, nhiều gia đình có thói quen phà trà và uống khi trà còn thật nóng mà không biết rằng uống như vậy có thể dẫn nguy cơ ung thư thực quản. Hãy pha với nhiệt độ thích hợp của từng loại trà, và uống khi trà còn ấm (khoảng 80 độ C). Bạn cũng không nên uống trà đã để qua đêm hay nguội hẳn sẽ dẫn đến lạnh bụng.

5/ Không uống trà cùng đường hoặc sữa quá thường xuyên

Thỉnh thoảng bạn có thể thêm sữa hoặc đường để tăng hương vị cho những tách trà, nhưng không nên quá thường xuyên.

Trà cho thêm đường hoặc sữa quả là thức uống rất hấp dẫn, tuy nhiên nó cũng đi kèm việc tăng lượng chất béo hấp thu vào cơ thể, gây ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu. Thỉnh thoảng bạn có thể uống như vậy, nhưng sử dụng thường xuyên, liên tục thì không nên nhé. Đối với trà xanh, khi cho thêm sữa, các chuyên gia cũng cho rằng sẽ làm giảm tác dụng ngăn ngừa các căn bệnh về tim mạch.

6/ Không uống trà khi đang có bệnh

Nên chắc chắn bạn không mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, dạ dày, sỏi thận, táo bón… khi sử dụng trà.

Một số trường hợp được bác sĩ khuyên tuyệt đối không sử dụng trà. Những người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, tim mạch, thiếu máu, các bệnh về sỏi thận, loét dạ dày, cao huyết áp, táo bón… trà không phải là thức uống bổ sung phù hợp. Với những người bị cao huyết áp, việc uống trà chỉ khiến tim đập nhanh hơn, huyết áp tăng cao thêm chứ không hề tốt cho sức khỏe.

7/ Phụ nữ mang thai nên thận trọng khi sử dụng trà

Phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ, nếu muốn sử dụng trà cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.

Do nếu uống nhiều trà trong quá trình mang thai sẽ khiến cho các mẹ thiếu hụt axit folic (hay còn được gọi là vitamin B9), ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Bởi đây là một trong những vi chất rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện của bào thai trong bụng mẹ, nhất là đến hệ thần kinh, vô cùng quan trọng trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Thiếu axit folic dễ dẫn đến tình trạng hở đốt sống, hở hàm ếch, dị tật ở tim… 

Uống nhiều trà khi mang thai cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu, hạn chế lượng oxy, chất dinh dưỡng cung cấp cho thai thông qua nhau thai.

Bên cạnh đó, trong quá trình mang thai, quá trình trao đổi chất cũng diễn ra nhanh hơn bình thường. Nếu sử dụng nhiều trà có thể khiến tốc độ trao đổi này được đẩy lên nhiều hơn nữa, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm sinh lý của các bà mẹ. Do đó, nếu muốn sử dụng, hãy tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ để uống một cách khoa học nhất.

Bài viết liên quan:

XU HƯỚNG TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH

XU HƯỚNG TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh đang trỗi dậy và thu hút toàn bộ ngành sản xuất thay đổi. Hàng loạt các sản phẩm thay thế đồ dùng một lần thân thiện môi trường ra đời và được đón nhận. Các chiến lược sản xuất kinh doanh cũng cần theo hướng này để giảm gánh nặng cho môi trường, đồng thời được ủng hộ và mang tính khả thi cao hơn trong sản xuất và tiêu dùng.  Người tiêu dùng thông minh và hướng tới lối sống xanh Trong bối cảnh thu nhập người dân...

xây dựng chương trình bảo vệ môi trường

xây dựng bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước Do điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều nên việc đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường cũng như sự chuyển biến trong nhận thức của một bộ phận nhân dân, nhất là đồng bào các dân tộc vùng sâu, vùng xa của Bắc Kạn còn gặp nhiều hạn chế, tác động không nhỏ đến công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn. Để công tác bảo vệ môi trường...

Tuyên Quang: Nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường

Tuyên Quang xác định công tác bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm và lâu dài của các cấp, các ngành, các tổ chức, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, mỗi người dân và cả hệ thống chính trị phải vào cuộc. Nhờ đó, nhiều giải pháp về bảo vệ môi trường được tỉnh đề ra và đã triển khai sâu rộng. Như đa dạng các hình thức tuyên truyền về tác hại và nguy cơ của rác thải nhựa, sản phẩm nhựa dùng một lần đối với môi trường và sức...

Sản xuất

Các chất độc hại nhất thải vào khí quyển từ các nhà máy công nghiệp thực phẩm gồm có bụi hữu cơ, carbon dioxide (CO2), benzen và một số hydrocacbon khác. Hầu hết các nhà máy công nghiệp thực phẩm đều xả khí thải và bụi vào khí quyển, gây ô nhiễm không khí trong khí quyển và gia tăng hiệu ứng nhà kính. Quy trình sản xuất của chúng tôi không sử dụng carbon dioxide (CO2). Nhằm bảo vệ môi trường và bầu khí quyển, chúng tôi đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp xử lý nước và khí...

THÀNH QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA

THÀNH QUẢ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CỦA TÔI Mua sản phẩm của công ty là bạn đóng góp phần chăm sóc hệ sinh thái của hành tinh và bảo vệ môi trường. Số liệu được tính và tổng hợp dựa trên phân tích giao dịch mua hàng cá nhân của bạn, bắt đầu từ kỳ "Tháng 1 năm 2024". Tổng kết 2023

Cách bổ sung vi chất dinh dưỡng hợp lý

Vi chất dinh dưỡng được biết đến là một trong những nhóm chất chính mà cơ thể chúng ta cần. Chúng bao gồm các vitamin và khoáng chất. Vậy đâu là cách bổ sung vi chất dinh dưỡng hợp lý và đúng nhất? 1. Vi chất dinh dưỡng là gì? Vi chất dinh dưỡng thường được gọi là vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho sự phát triển lành mạnh, ngăn ngừa bệnh tật. Ngoại trừ vitamin D, các vi chất dinh dưỡng không được sản xuất trong cơ thể mà phải được bổ sung từ chế độ ăn uống. Mặc dù mỗi người...

Giải mã tiêu dùng "xanh": Xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường

Ngày càng có nhiều người tâm đến xu hướng sử dụng sản phẩm xanh nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường, cũng như bảo vệ sức khỏe khỏi những tác nhân gây hại. Hãy cùng chúng tôi giải mã từ A đến Z xu hướng tiêu dùng “xanh” ngay trong bài viết dưới đây nhé! Thế nào được gọi là sản phẩm xanh?  Nhằm mục đích giảm thiểu tác động từ trong sinh hoạt hằng ngày và tối đa hiệu quả sử dụng tài nguyên, sản phẩm xanh được ra đời, thay thế cho những sản phẩm tiêu dùng thông thường....

Fiber là gì? Cách để bổ sung Fiber vào chế độ ăn

Từ Fiber xuất hiện thường xuyên ở các trang dinh dưỡng và thể hình. Cùng tìm hiểu Fiber là gì và cách để bổ sung Fiber vào chế độ ăn qua bài viết sau đây. Có lẽ các bạn từng nghe đến về từ Fiber trong các trang chuyên mục dinh dưỡng hay trên mạng, báo đại. Cùng tìm hiểu về loại chất Fiber này cũng như cách bổ sung nó vào chế độ ăn hàng ngày qua bài viết sau đây. 1Fiber là gì ? Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Mỹ, Fiber hay còn gọi đầy...

Viết bình luận

Bình luận

Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.

Lên đầu trang
Danh mục Liên hệ Tài khoản Giỏ hàng